KIM CƯƠNG NHÂN TẠO LÀ GÌ ? KHÁC GÌ VỚI KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN
KIM CƯƠNG NHÂN TẠO LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VỚI CUBIC ZIRCONIA (CZ) VÀ MOISSANITE
Vì mức độ quý hiếm của chúng ngoài tự nhiên, nên đa phần trên thị trường hiện nay chủ yếu là đá kim cương nhân tạo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác kim cương nhân tạo Moissanite là gì? Hình thành từ đâu? Có gì khác so với đá CZ?…
1. KIM CƯƠNG NHÂN TẠO LÀ GÌ?
Đá kim cương nhân tạo ra đời từ phòng thí nghiệm dưới môi trường quản lý nghiêm ngặt từ nhiệt độ, áp suất cho đến thiết bị sử dụng hàng đầu trên thế giới. Điều này, nhằm đảm bảo thành quả sản phẩm sẽ sở hữu đầy đủ thành phần vật lý, hoá học giống với viên kim cương ngoài tự nhiên.
Dựa trên mắt thường, rất khó để phân biệt được đâu là đá kim cương nhân tạo. Chúng thậm chí có độ cứng hơn kim cương tự nhiên với khả năng chịu được áp suất lớn gấp 1,3 triệu lần áp suất không khí tác động theo 1 chiều.
Để có thể tạo ra một viên đá kim cương nhân tạo trên thị trường, phải mất rất nhiều công sức và kỹ thuật để mô phỏng lại môi trường giống hệt với nơi hình thành kim cương trong tự nhiên.
Mọi công đoạn đều được chuẩn bị và đảm bảo chất lượng tốt nhất từ vật liệu cacbon, nhiệt độ, áp suất môi trường… chính vì lẽ đó mà giá của kim cương nhân tạo cũng rất đắt đỏ trên thị trường.
2. KIM CƯƠNG NHÂN TẠO MOISSANITE LÀ GÌ?
Moissanite được biết đến với tên gọi là kẻ mạo danh kim cương. Trên thực tế chúng là loại khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1893 ở miệng thiên thạch Canyon Diablo, Arizona.
Moissanite sở hữu vẻ ngoài lấp lánh, độ dẫn nhiệt và khả năng khúc xạ ánh sáng tốt như kim cương. Có thể nói, rất khó để có thể phân biệt được kim cương và Moissanite bằng mắt thường.
Đó cũng là lý do mà nhà khoa học và cộng sự của mình ban đầu tìm ra chúng cũng mặc định như kim cương, cho đến 1904 mới đủ điều kiện khẳng định Moissanite là khoáng chất mới.
3. PHÂN BIỆT KIM CƯƠNG NHÂN TẠO, ĐÁ CZ VÀ MOISSANITE
Đa phần, những mẫu mã trang sức có độ sáng lấp lánh như kim cương trên thị trường thường được làm từ đá CZ, kim cương nhân tạo hoặc Moissanite. Nếu nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt được, tuy nhiên giữa chúng luôn tồn tại nhiều điểm khác nhau và ưu điểm riêng.
KIM CƯƠNG NHÂN TẠO KHÁC GÌ SO VỚI KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN?
Đối với những người yêu thích sử dụng và sưu tầm đá quý thường rất quan tâm đến các vấn đề như sự khác biệt giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên, giá kim cương nhân tạo moissanite, cách tạo ra kim cương nhân tạo…
Lý giải được sự khác biệt của kim cương ra đời từ phòng thí nghiệm và kim cương tự nhiên sẽ hiểu hơn về giá trị và mức giá chênh lệch của chúng trên thị trường.
1. CÁCH CHẾ TẠO
Về cơ bản, ngay chính tên gọi của chúng cũng đã thể hiện đầy đủ nguồn gốc nơi hình thành không giống nhau. Kim cương được hình thành dưới môi trường áp suất và nhiệt độ cực cao của thiên nhiên, qua hàng tỷ năm, sở hữu vẻ đẹp hiếm có trong các dòng đá quý.
Ngược lại, kim cương nhân tạo là sản phẩm thành công từ phòng thí nghiệm, do con người mô phỏng môi trường, nhiệt độ và áp suất giống với tự nhiên. Thông thường, thời gian để tạo ra kim cương nhân tạo chỉ mất vài tuần, nhanh hơn nhiều so với môi trường bên ngoài.
Điểm khác biệt duy nhất và chiếm tỷ lệ thấp, khó có thể phân biệt được là trong kim cương tự nhiên tồn tại một lượng nitơ rất nhỏ mà sản phẩm nhân tạo không có được. Đến cả chuyên gia thẩm định đá quý cũng khó nhìn ra đâu là thật và phải nhờ đến thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.
2. SO SÁNH BẢNG GIÁ
Nhìn chung, giá của trang sức kim cương nhân tạo hay tự nhiên trên thị trường đều thuộc hàng đắt đỏ. Thông thường, mức giá của đá kim cương nhân tạo thường cố định và ít có sự tăng cao đột biến.
Những năm trước đây, khi mua bất kỳ trang sức đính kim cương nhân tạo nào đều sẽ có giá cao hơn 23-25% so với kim cương tự nhiên. Có thể lý giải điều này dựa trên quá trình tạo ra chúng mất rất nhiều năng lượng và đòi hỏi thiết bị công nghệ cao mới có thể hoàn thành.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, kim cương tự nhiên chiếm ưu thế về giá rất cao trên thị trường. Hiện nay, đá kim cương nhân tạo có giá rẻ hơn 50-60% so với kim cương tự nhiên. Sự chênh lệch lớn về giá này được xác định dựa trên mức độ quý hiếm ngày càng cao của kim cương ngoài tự nhiên.
Trả lời